Là sản phẩm đã rất quen thuộc tại thị trường châu Âu, tuy nhiên tại Việt Nam keo bả vẫn còn còn là một khái niệm khá xa lạ. Nhưng với những giá trị mà nó mang lại, thì đây là sản phẩm được dự đoán sẽ sớm thay thế bột bả trong tương lai gần.
Keo bả là gì? Thành phần có trong keo bả
Keo bả là loại bột xử lý gốc nhựa (thường là nhựa Acrylic) cùng với bột khoáng, tạo nên hỗn hợp được sử dụng để trám trét và làm phẳng bề mặt xây dựng, phục vụ cho công tác sơn hoàn thiện, giúp kéo dài tuổi thọ công trình.
Về cơ bản keo bả giống với sơn, chỉ khác ở chỗ keo bả không có tinh màu và có nhiều chất độn cũng như bột khoáng hơn so với sơn.
Keo bả là sản phẩm trộn sẵn nên rất thuận tiện trong quá trình thi công. Và đặc biệt hơn, sao khi thi công keo bả, có thể sơn trực tiếp sơn phủ màu trên bề mặt mà không cần dùng tới sơn lót – chính vì thế, sản phẩm này còn được gọi là keo bả kiêm sơn lót hay keo bả đa năng.
Được thành lập từ năm 1980 tại Thụy Điển, Terraco hiện nay là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về sản phẩm keo bả, có mặt tại hơn 75 quốc gia và được cung ứng bởi 22 nhà máy tọa lạc tại những vị trí chiến lược.
Giải pháp hoàn hảo khắc phục những nhược điểm của bột bả
Bột bả là sản phẩm đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước, và cho đến nay đây vẫn là sản phẩm phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, chắc chắn không ít người nhận thấy bột bả có rất nhiều hạn chế:
Thời gian khô lâu: Một trong những nhược điểm lớn nhất của bột bả là thời gian cần thiết để khô hoàn toàn. Quá trình này có thể kéo dài đến vài ngày, tùy thuộc vào loại bột bả và điều kiện môi trường.
Cần phải pha trộn: Bột bả yêu cầu phải pha trộn với nước trước khi sử dụng, và việc pha trộn phải được thực hiện đúng tỷ lệ, để đảm bảo tính đồng nhất và độ mịn của hỗn hợp. Hỗn hợp sau khi pha trộn cũng phải sử dụng ngay vì sẽ đông cứng và không đảm bảo chất lượng sau khoảng 1-2 giờ.
Nhiều bụi mịn: bột bả có độ kết dính thấp nên khi xả nhám phát sinh rất nhiều bụi, đặc biệt là bụi mịn.
Khả năng chống thấm kém: Mặc dù có thể thêm các phụ gia để cải thiện khả năng chống thấm của bột bả, nhưng nó thường không hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự thấm nước và ẩm ướt.
Có thể co rút và nứt nẻ: Trong quá trình khô, bột bả có thể co rút và nứt nẻ, đặc biệt là khi được áp dụng vào các bề mặt không đồng đều hoặc khi lớp bột bả quá dày. Lớp bột bả cũng không có khả năng co giãn nên khi tường xuất hiện các vết nứt chân chim, keo bả cũng sẽ bị nứt theo.
So với bột bả, thì keo bả vẫn còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Nếu như người sử dụng bột bả cần phải pha trộn với nước đúng tỷ lệ, thì keo bả là hỗn hợp trộn sẵn. Và một trong những điểm khác biệt nhất giữa 2 sản phẩm này đó là bột bả thì xả khô, còn keo bả thì có thể xả ướt và xả khô. Chính sự khác biệt này cùng với những thành phần có trong keo bả, đã tạo nên những giá trị ưu việt, khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của bột bả như: nhiều bụi, co giãn kém, chống nước và chống thấm kém,..
Tính ứng dụng và xu hướng tất yếu của keo bả trong tương lai
Hiện nay, keo bả đang trở thành sản phẩm đa năng trong trong ngành xây dựng và công nghiệp, với tính ứng dụng linh hoạt và đa dạng. Không chỉ là hỗn hợp làm phẳng bề mặt xây dựng, keo bả còn được sử dụng để xử lý mối nối thạch cao, các vết nứt chân chim cho tường cũ. Ngoài ra, keo bả còn được ứng dụng để làm các hiệu ứng trang trí như phun sần, làm tường đất sét, hiệu ứng bê tông và rất nhiều loại hiệu ứng khác.
Đặc biệt, trong bối cảnh tăng cường đẩy mạnh và phát triển các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường, thì keo bả là sản phẩm có ưu thế rất lớn, và sẽ là xu hướng tất yếu của ngành xây dựng trong tương lai.
Những lợi ích và ưu điểm vượt trội của keo bả
Là sản phẩm có mặt và phổ biến tại hơn 75 quốc gia trên thế giới, keo bả đã chứng minh được giá trị vượt trội mà nó mang lại.
- Tiết kiệm chi phí: vì là sản phẩm keo bả đa năng, nên người dùng không cần lớp sơn lót – giúp tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian hoàn thiện công trình. Ngoài ra, keo bả còn hút ít sơn hơn so với bột bả thông thường, giúp giảm định mức cho lớp sơn phủ màu.
- Sản phẩm trộn sẵn giúp tiết kiệm thời gian thi công: khác với bột bả, đây là sản phẩm trộn sẵn, người dùng không cần phải tính toán, cân đo đong đếm lượng nước và đánh bột. Ngoài ra, với chức năng kiêm lót, keo bả còn giúp tiết kiệm thời gian sơn lót cho thợ thi công.
- Khô nhanh: trong 4-6h
- Không bụi, an toàn cho sức khỏe người thi công: Nếu xả ướt, keo bả hoàn toàn không phát sinh bụi. Trường hợp xả khô, keo bả phát sinh rất ít bụi và lớp bụi này có thành phần nhựa nên liên kết tốt và nặng nên cũng không có bụi mịn – đây là cũng là một trong những hạn chế lớn nhất của bột bả, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người thi công, cũng như góp phần hạn chế phát tán bụi mịn trong không khí.
- Độ đàn hồi cao, co giãn tốt: Với khả năng đàn hồi và chống nứt tốt, keo bả đảm bảo bề mặt sơn không bị tình trạng nứt chân chim, đổi màu và bong tróc.
- Bám dính tốt hơn 4 lần so với bột bả: Keo bả tạo ra một kết nối chắc chắn giữa các bề mặt, giúp tăng độ bền và độ ổn định của các cấu trúc vật liệu hoàn thiện.
Quy trình thi công keo bả và những lưu ý
Một trong những ưu điểm vượt trội của sản phẩm keo bả đó là dễ dàng sử dụng và thi công nhanh chóng.
Bước 1: Chuẩn bị và làm sạch bề mặt
- Bề mặt mới: Đảm bảo bề mặt không có các tạp chất, tẩy sạch bụi bẩn dầu mỡ.
- Bề mặt cũ: Trước khi thi công lên bề mặt cũ, đảm bảo lớp nền phải chắc chắn, sạch bụi bẩn và tạp chất.
Bước 2: Tiến hành trét keo bả bằng bay, trét 2 lớp để đảm bảo độ phủ và chiều dày.
Bước 3: Xả ướt ngay sau khi trét keo bả hoặc xả khô sau khi bề mặt khô. Sử dụng đèn để kiểm tra độ phẳng bề mặt (nếu cần).
Là một sản phẩm mới, một khái niệm mới trong xây dựng, thế nên rất nhiều người chưa quen với việc sử dụng keo bả, nên thường gặp 1 số lỗi trong quá trình thi công. Dưới đây là một số lưu ý khi thi công keo bả để đạt hiệu quả, chất lượng bề mặt tốt nhất:
- Khác với bột bả chỉ có thể xả khô, thì keo bả có thể xả ướt ngay sau khi trét trong khi bề mặt còn ẩm và mềm. Trường hợp lớp keo bả trên tường đã bị se khô thì có thể dùng bình xịt làm ẩm bề mặt là có thể xả dễ dàng xả ướt.
- Không thi công keo bả trong điều kiện thời tiết mưa ẩm hoặc tường quá ẩm vì sẽ làm giảm chất lượng của lớp hoàn thiện.
Hiện nay, dòng sản phẩm keo bả của thương hiệu Terraco là sản phẩm được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng keo bả có bề mặt đanh cứng nên khó xả nhám. TexaCoat đã hợp tác cùng Terraco phát triển dòng sản phẩm keo bả thế hệ mới với tính năng dễ bả dễ xả và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều chủ đầu tư, nhà thầu, tổ thợ thi công. TexaCoat tự hào và vinh dự là nhà phân phối độc quyền sản phẩm keo bảo Terraco tại miền Bắc.
Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa keo bả và bột bả gốc xi măng