Skip to content Skip to footer

Sự khác nhau giữa keo bả và bột bả gốc xi măng

Nếu như bột bả gốc xi măng là sản phẩm quen thuộc, và phổ biến tại Việt Nam từ lâu, thì keo bả lại là một khái niệm còn khá mới mẻ, và được đánh giá là sản phẩm cải tiến của bột bả. Vậy sự khác nhau giữa keo bả và bột bả gốc xi măng là gì?

So sánh keo bả và bột bả gốc xi măng

Đều là những vật liệu quan trọng trong quá trình hoàn thiện bề mặt, nhưng keo bả và bột bả gốc xi măng có rất nhiều yếu tố khác nhau.

Chỉ tiêu/ Thông số Keo bả Handy Coat Bột bả/ Bột trét gốc Xi măng
Gốc vật liệu Keo Acrylic Bột đá + Xi Măng
Cường độ bám dính >1MPa 0.35 – 0.45 Mpa
Thành phần/ Quy cách Trộn sẵn tại nhà máy Bả trộn với nước tại công trường
Sơn lót Không yêu cầu
Xả nhám Rất ít bụi, bụi không bay Rất nhiều bụi, mất vệ sinh môi trường, có hại cho sức khỏe
Độ bền màu cho lớp sơn phủ Chống kiềm, bền màu (gốc Polyme Acrylic) Độ kiềm cao, phải sử dụng sơn lót, dễ làm sơn phủ phai màu
Thời gian thi công lớp tiếp theo 4 – 6 giờ 12 – 24 giờ
Kháng nứt Đàn hồi, che phủ vết nứt chân chim, nứt tóc Không bị đàn hồi, dễ bị nứt chân chim
Mức độ ảnh hưởng tới môi trường Hàm lượng VOC thấp Rất bụi, đặc biệt khi xả nhám, có hại cho sức khỏe người thi công.

 

Keo bả TexaCoat – xu hướng của tương lai

Từ hàng chục năm nay tại Việt Nam, bột bả đã được sử dụng như một lựa chọn không thể thay thế, nhưng với sự phát triển của công nghệ và yêu cầu chất lượng ngày càng cao, keo bả đã xuất hiện như một sự cải tiến vượt trội. Bảng so sánh trên là minh chứng rõ ràng nhất.

Một trong những điểm mạnh nổi bật của keo bả so với bột bả truyền thống, là đặc tính kết dính vượt trội. Keo bả chứa các thành phần keo Acrylic giúp tăng cường khả năng bám dính lên bề mặt tường, kể cả trên các bề mặt như gạch, bê tông hay thạch cao. Điều này giúp lớp bả không bị bong tróc, nứt nẻ theo thời gian, đảm bảo độ bền lâu dài cho công trình.

Với ưu điểm và chất lượng vượt trội, keo bả đang dần được phổ biến tại Việt Nam
Với ưu điểm và chất lượng vượt trội, keo bả đang dần được phổ biến tại Việt Nam

Keo bả cũng có khả năng chống ẩm tốt hơn bột bả, nhờ vào những thành phần cải tiến. Điều này rất quan trọng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ướt như ở Việt Nam, các bức tường rất dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, gây ra nấm mốc và làm giảm tuổi thọ của lớp sơn hoàn thiện. Việc sử dụng keo bả giúp tăng cường khả năng chống ẩm, bảo vệ tường nhà khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

Hơn nữa, keo bả thường khô nhanh hơn, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi giữa các lớp bả và lớp sơn hoàn thiện, tiết kiệm thời gian thi công và giảm chi phí lao động.

Nhờ vào cấu trúc hạt mịn và độ dẻo cao, keo bả tạo ra bề mặt hoàn thiện phẳng mịn, ít bị rỗ và bọt khí. Điều này giúp lớp sơn hoàn thiện bám đều và mịn màng, nâng cao tính thẩm mỹ của công trình. 

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại keo bả với các đặc tính và ứng dụng khác nhau, từ keo bả tường trong nhà đến keo bả chống thấm cho ngoại thất. Sự đa dạng này giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời đảm bảo chất lượng và hiệu quả thi công. 

Đặc biệt, các sản phẩm keo bả được sản xuất bởi TexaCoat kết hợp cùng Terraco, được sản xuất “may đo” phù hợp với môi trường, điều kiện thời tiết Việt Nam. Bên cạnh đó, keo bả TexaCoat còn giúp người sử dụng xả dễ dàng hơn. Với những ưu điểm vượt trội, cùng xu hướng của tương lai, việc sử dụng keo bả là điều tất yếu.

Xem thêm: Gía keo bả có đắt không 

Để lại một bình luận