Skip to content Skip to footer

Keo bả có bao nhiêu loại? Hướng dẫn thi công từng loại keo bả

Không chỉ là sản phẩm sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với bột bả, keo bả còn được sản xuất với đa dạng mục đích: keo bả ngoại thất và keo bả nội thất, keo bả xử lý vết nứt, keo bả nội thất xả nhẹ, keo bả ngoại thất bả phẳng. Mỗi loại được sản xuất với thành phần và đặc tính phù hợp với môi trường, nhiệt độ, quy trình thi công cũng như quá trình thi công trong nhà và ngoài trời.

Keo bả ngoại thất

Để đáp ứng được điều kiện thời tiết cũng như môi trường bên ngoài, keo bả ngoại thất được sản xuất với cốt liệu đậm đặc và nhiều chất kết dính giúp tạo bề mặt bền bỉ, chắc chắn, chống chịu thời tiết và đàn hồi tốt.

Keo bả ngoại thất có 2 loại: keo bả ngoại thất thông thường và keo bả ngoại thất bả phẳng. 

Keo bả ngoại thất thông thường: bề mặt vô cùng đanh cứng, thích hợp với những thợ có tay nghề tốt và đã làm quen sản phẩm keo bả từ trước. 

Keo bả ngoại thất bả phẳng (CX01): đây là sản phẩm cải tiến với sự hợp tác của hãng TexaCoat và hãng Terraco của Thụy Điển, để giúp việc bả xả trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn ngay cả với người mới lần đầu sử dụng.

Bề mặt thi công keo bả ngoại thất

Keo bả ngoại thất sử dụng cho hầu hết các bề mặt xây dựng,bao gồm cả gỗ, tạo một mặt phẳng chất lượng cao, thích hợp cho công việc sơn phủ kế tiếp.

  • Vật liệu gốc xi măng
  • Bê tông
  • Khối bê tông đúc sẵn
  • Tấm sợi xi măng
  • Tấm sợi khoáng
  • Tấm thạch cao ngoại thất
  • Các bề mặt xây dựng khác

Ứng dụng của keo bả ngoại thất

Keo bả ngoại thất thích hợp cho bề mặt ngoại thất cũng như nội thất. Khi khô, keo bả có khả năng chống chịu thời tiết và liên kết cực tốt với các vật liệu kết dính, thạch cao, gỗ, bề mặt thép mạ kẽm và sơn lót… Là chất phủ mỏng để vá các vết nứt chân chim trên tường, trần nhà, khe hở, trám các lỗ và khuyết tật trên đồ gỗ, trám các vết lõm bằng kim loại mạ kẽm và sơn lót chống gỉ.

Những ưu điểm của keo bả ngoại thất

  • Không cần lớp sơn lót
  • Bền bỉ, chống chịu thời tiết tốt
  • Độ co giãn cao
  • Khô nhanh, giúp tiết kiệm thời gian thi công
  • Độ bám dính cao
  • Giảm tiêu thụ sơn trong quá trình sơn phủ

Hướng dẫn thi công keo bả ngoại thất

Chuẩn bị bề mặt:

Làm sạch bụi, tạp chất, rửa sạch vết dầu và cạo bỏ những vật liệu dư gồ ghề. Để gia cố bề mặt có dấu hiệu bong tróc, bụi phấn, nên sơn lót trước với Penetrating Primer.

Thi công:

  • Thi công Handycoat thành từng lớp mỏng, nên thi công nhiều lớp mỏng đến khi đạt độ phẳng yêu cầu. 
  • Phải để lớp trước khô hẳn khi thi công lớp kế tiếp. 
  • Xả nhám nhẹ bề mặt nếu cần thiết trong vòng 24h trước khi hoàn thiện lớp phủ. Làm sạch dụng cụ và thiết bị bằng nước sau khi sử dụng.

Keo bả nội thất

Keo bả nội thất là hỗn hợp đặc biệt bao gồm hỗn hợp nhựa Acrylic chọn lọc và phụ gia được tuyển chọn để đem lại lớp hoàn thiện đồng nhất khi tân trang và sửa chữa bề mặt.

Keo bả nội thất loại keo sử dụng ngay cho hầu hết các bề mặt xây dựng, bao gồm cả gỗ, tạo một mặt phẳng chất lượng cao, để tạo ra bề mặt phẳng và chất lượng hoàn hảo trước khi sơn.

Keo bả nội thất có 2 loại: Keo bả nội thất thông thường và keo bả nội thất xả nhẹ:

Giống với keo bả ngoại thất, keo bả nội thất thông thường có bề mặt dẻo dai và chai cứng hơn trong 2 loại, nên thích hợp với những thợ có tay nghề tốt và đã làm quen sản phẩm keo bả từ trước. 

Keo bả nội thất xả nhẹ (CX02): là dòng sản phẩm đặc biệt mà TexaCoat đã kết hợp thương hiệu Terraco tới từ Thụy Điển để đưa ra thị trường sản phẩm tiên tiến, giúp người thi công dễ xả hơn, và phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như khí hậu tại Việt Nam.

Bề mặt thi công keo bả nội thất

  • Tấm thạch cao
  • Vật liệu gốc xi măng
  • Vữa phun
  • Gỗ
  • Tường vữa tô
  • Tấm sợi xi măng
  • Hầu hết các bề mặt nội thất

Ứng dụng của keo bả nội thất

Keo bả nội thất bám dính rất tốt với các chất liệu xi măng, thạch cao, vữa hồ, gỗ, tôn tráng kẽm và hầu hết những bề mặt xây dựng thông dụng khác. Keo bả nội thất là lựa chọn lý tưởng cho việc trám trét các vết nứt chân chim trên tường, trần nhà hay dùng để sửa chữa những chỗ sơn, vữa, thạch cao bị hư hỏng hoặc dùng trét lại những cho tiếp giáp như xung quanh cửa, đường viền.

Ưu điểm của keo bả nội thất

Được sản xuất từ hỗn hợp chọn lọc bằng polyme acrylic và chất độn khoáng được phân loại chính xác, keo bả nội thất mang đến nhiều lợi ích vượt trội:

  • Độ co giãn cao.
  • Không bong tróc.
  • Độ bám dính cao.
  • Có thể thi công dày đến 4mm.
  • Không chứa dung môi.
  • Tiêu hao vật tư ít.
  • Dễ thi công.
  • Khô nhanh.
  • Cho phép thoát hơi.

Hướng dẫn thi công keo bả nội thất

Chuẩn bị bề mặt:

Làm sạch bụi, tạp chất, rửa sạch vết dầu và cạo bỏ những vật liệu dư gồ ghề. Để gia cố bề mặt có dấu hiệu bong tróc, bụi phấn, đề nghị sơn lót trước với Penetrating Primer.

Thi công:

  • Thi công keo bả thành từng lớp mỏng, nên thi công nhiều lớp mỏng đến khi đạt độ phẳng yêu cầu. 
  • Phải để lớp trước khô hẳn khi thi công lớp kế tiếp. 
  • Xả nhẹ bề mặt nếu cần thiết trong vòng 24h trước khi hoàn thiện lớp phủ. 
  • Làm sạch dụng cụ và thiết bị bằng nước sau khi sử dụng

Keo bả chuyên dụng xử lý vết nứt (Handyflex)

Handyflex là chất trám vá vết nứt với thành phần Acrylic, đa năng, được sử dụng cho cả nội thất và ngoại thất. Nó tạo thành một mối nối chịu nước, và một lớp đệm chống bụi và chống ẩm ướt trong những trường hợp yêu cầu cao đối với chất trám vá thông thường.

Bề mặt thi công Handyflex

  • Tấm thạch cao
  • Tấm sợi xi măng nội thất
  • Tường bê tông
  • Tường vữa tô
  • Vật liệu gốc xi măng

Ứng dụng Handyflex

  • Thi công mối nối cho tấm thạch cao
  • Thi công nẹp góc cạnh
  • Trám vá vết nứt trên tường tô
  • Trám trét bề mặt gốc xi măng
  • Bả tường và trần

Keo bả đang dần trở thành xu hướng thay thế cho sản phẩm bột bả. Liên hệ TexaCoat để được tư vấn và báo giá.

Xem thêm: Giá thành keo bả có đắt không

 

Để lại một bình luận