Sơn hiệu ứng đang ngày càng trở thành xu hướng lựa chọn trong thi công nội ngoại thất nhờ tính linh hoạt cao, phù hợp với hầu hết các loại bề mặt. Vậy sơn hiệu ứng, vữa hiệu ứng có thể ứng dụng trên những bề mặt nào? Dưới đây là các lựa chọn phổ biến.
Thi công đa dạng trên nhiều bề mặt
Một trong những ưu điểm của sơn hiệu ứng là tính linh hoạt, phù hợp với hầu hết các bề mặt nội ngoại thất của ngôi nhà.
Bể mặt tường bả bột và sơn lót: đây là một trong những bề mặt lý tưởng để thi công sơn hiệu ứng, vữa hiệu ứng. Tường bê tông thô sần khi kết hợp với lớp bột bả hoặc keo bả cùng sơn lót, lớp sơn hiệu ứng không chỉ tạo vẻ đẹp nổi bật mà còn đảm bảo độ bền lâu dài. Bên cạnh đó, bề mặt này còn có khả năng chống thấm, nấm mốc và trầy xước giữ cho ngôi nhà luôn mới
Bề mặt thạch cao: đây cũng là 1 lựa chọn tuyệt vời để thi công sơn hiệu ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bám dính và độ bền của lớp sơn, bạn nên thi công thêm 1 lớp bột bả hoặc keo bả cùng với lớp sơn lót. Qúa trình này giúp tăng độ bám dính và bảo vệ bề mặt thạch cao, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao cho ngôi nhà.
Với những bề mặt này, bạn sẽ có được một không gian không chỉ đẹp mà còn bền vững, bảo vệ tối ưu cho ngôi nhà của mình.
Xem thêm: Sự khác biệt của vữa hiệu ứng TexaCoat – co giãn và bền màu nhất Việt Nam
Tại sao sơn hiệu ứng lại cần lớp sơn lót
Sơn lót trước khi thi công sơn hiệu ứng là một bước không bắt buộc, nhưng được hầu hết các đơn vị thi công khuyến nghị thực hiện. Điều này xuất phát từ 3 lý do quan trọng sau:
- Sơn lót có khả năng kháng kiềm: trong thành phần của vữa xi măng hay vữa trát tường, thường có chứa những hợp chất mang tính kiềm cao. Nếu không có lớp sơn lót bảo vệ, chất kiềm sẽ tác động trực tiếp lên lớp sơn chính khiến lớp sơn dễ bị ăn mòn theo thời gian, điều này dẫn đến hệ quả bề mặt tường có thể xuất hiện các vết nứt không mong muốn.
- Sơn lót tạo ra một lớp nền đồng đều, điều này đặc biệt quan trọng đối với các bề mặt tường mới xây hoặc tường có kết cấu không đồng nhất, như gạch, bê tông hay xi măng. Lớp sơn lót giúp làm phẳng và đồng nhất bề mặt, đồng thời tạo ra một nền tảng ổn định để tạo ra lớp sơn phủ bám dính tốt hơn.
- Sơn lót còn tăng khả năng bám dính cho lớp sơn phủ: với thành phần nhựa hoặc polymer đặc biệt, sơn lót tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa bề mặt tường và lớp sơn bên trên, điều này giúp giảm thiểu nguy cơ bong tróc hoặc nứt gãy lớp sơn phủ trong quá trình sử dụng.
Vì vậy dù sơn lót không phải là một yêu cầu bắt buộc, nhưng việc sử dụng sơn lót lại được xem như một bước cần thiết để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho công trình sơn hiệu ứng.
Xem thêm: Top 5 công ty sơn hiệu ứng nổi tiếng nhất Việt Nam