Trong quá trình cải tạo nhà cửa, thì việc làm mới bề mặt tường cũ để thay đổi diện mạo không gian sống là một trong những điều rất quan trọng. Những năm gần đây, sơn hiệu ứng đã trở thành lựa chọn thay thế cho sơn nước truyền thống, nhờ vào tính thẩm mỹ độc đáo, khả năng chống bám bụi và độ bền vượt trội so với các loại sơn truyền thống. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước thi công sơn hiệu ứng trên bề mặt tường cũ một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Vì sao nên chọn sơn hiệu ứng cho tường cũ?
Tường cũ thường mất đi vẻ đẹp ban đầu do bụi bẩn, bong tróc hoặc ẩm mốc. Việc sử dụng sơn hiệu ứng không chỉ giúp che đi khuyết điểm mà còn mang lại phong cách mới lạ cho không gian sống. Đặc biệt, sơn hiệu ứng đáp ứng nhiều yêu cầu về thẩm mỹ và lợi ích như:
- Tính độc đáo: Mang lại bề mặt với các kết cấu hiệu ứng đa dạng từ mịn đến sần, gai
- Bền bỉ: Khả năng chống ẩm, kháng bụi, và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
- Thân thiện môi trường: Nhiều loại sơn hiệu ứng có hàm lượng VOC thấp, an toàn cho sức khỏe gia đình.
Xem thêm: Sơn hiệu ứng chống thấm nước – bảo vệ tối ưu và làm đẹp mọi bề mặt
Phương pháp thi công sơn hiệu ứng trên tường cũ
Việc thi công sơn hiệu ứng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để đạt được kết quả tối ưu
Bước 1: chuẩn bị bề mặt tường
- Làm sạch bề mặt: Sử dụng dụng cụ chà nhám hoặc bàn chải để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, và lớp sơn cũ bong tróc.
- Xử lý vết nứt và khuyết điểm: Bịt kín các vết nứt bằng bột bả hoặc keo chuyên dụng, sau đó chà nhám để làm phẳng.
Lưu ý: Bước này rất quan trọng vì một bề mặt sạch và phẳng sẽ giúp lớp sơn hiệu ứng bám dính tốt hơn và lên màu chuẩn hơn.
Bước 2: thi công lớp sơn lót
- Lớp sơn lót giúp chống kiềm, chống thấm và tạo lớp nền lý tưởng cho sơn hiệu ứng.
- Lăn 1-2 lớp sơn lót, đảm bảo mỗi lớp khô hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo.
Bước 3: thi công sơn hiệu ứng
- Tùy vào hiệu ứng bề mặt mà bạn mong muốn để sử dụng dụng cụ phù hợp như dụng bay, cọ, bọt biển hoặc rulo chuyên dụng để tạo ra các hiệu ứng mong muốn. Thực hiện từ từ để đảm bảo bề mặt đều màu và đúng thiết kế.
Mẹo nhỏ: Khi thi công các hiệu ứng phức tạp, bạn nên thử nghiệm trên một mảng tường nhỏ trước để làm quen với kỹ thuật.
Bước 4: hoàn thiện
- Kiểm tra và sửa lỗi: Sau khi lớp sơn hiệu ứng khô, kiểm tra bề mặt và chỉnh sửa nếu cần.
- Phủ lớp bảo vệ (tuỳ chọn): Để tăng độ bền và khả năng chống bám bụi, bạn có thể phủ thêm lớp sơn bảo vệ trong suốt.
Sơn hiệu ứng không chỉ mang lại diện mạo mới mẻ, độc đáo cho bức tường cũ mà còn nâng tầm không gian sống của bạn. Với quy trình thi công đúng cách, bạn có thể dễ dàng biến những bức tường cũ kỹ thành tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với TexaCoat – chúng tôi cung cấp các sản phẩm sơn hiệu ứng chất lượng và thi công hoàn thiện mọi công trình lớn nhỏ với chất lượng tốt nhất.
Xem thêm: Sơn hiệu ứng có thể thi công trên những bề mặt nào?