Skip to content Skip to footer

Sơn hiệu ứng bê tông là gì? Ưu nhược điểm của sơn hiệu ứng bê tông và những lưu ý trong quá trình thi công

Không chỉ đơn thuần là một lớp sơn phủ lên bề mặt tường, sơn hiệu ứng bê tông còn mang đến sự sang trọng, sống động và nổi bật cho bất cứ không gian nào mà nó áp dụng. 

Sơn hiệu ứng bê tông là gì?

Sơn hiệu ứng bê tông không phải là sơn mà là một hỗn hợp vữa vôi. Vữa vôi đã được sử dụng hàng nghìn năm nay và đặc biệt phổ biến ở Châu Âu – thường được gọi là Venetian Plaster hay Venetian Stucco. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những địa điểm sử dụng Venetian Plaster từ thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên ở Lưỡng Hà (ngày nay chúng ta gọi là Trung Đông) bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ian và Iraq. Và đến cuối thế kỷ 19, hỗn hợp này bắt đầu được sử dụng với màu sắc đa dạng hơn và có thêm chất kết dính. Với hiệu ứng loang màu gần giống với những khối bê tông, cái tên Sơn hiệu ứng bê tông đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Sơn hiệu ứng bê tông bản chất là một hỗn hợp vữa vôi đã được sử dụng hàng nghìn năm nay
Sơn hiệu ứng bê tông bản chất là một hỗn hợp vữa vôi đã được sử dụng hàng nghìn năm nay

Sơn hiệu ứng bê tông có thể biến bất cứ không gian nào trở lên sang trọng và sống động. Với đa dạng màu sắc, biện pháp thi công và bề mặt, Sơn hiệu ứng bê tông phù hợp với cả phong cách cổ điển và hiện đại.

Ưu và nhược điểm của sơn hiệu ứng bê tông

Sơn hiệu ứng bê tông đang là một trong các dòng sơn hiệu ứng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay, bởi tính nghệ thuật và thẩm mỹ mà nó mang lại, cùng nhiều ưu điểm vượt trội.

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao: Với đa dạng bề mặt từ thô mộc đến bóng, Sơn hiệu ứng bê tông mang đến vẻ đẹp sang trọng, nổi bật nhưng cũng rất tinh tế, thô mộc, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế từ hiện đại, cổ điển, công nghiệp đến tối giản.
  • Tiết kiệm chi phí: So với việc sử dụng bê tông thật, đá tự nhiên hay gỗ công nghiệp, sơn hiệu ứng bê tông có chi phí thấp hơn rất nhiều mà vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Linh hoạt: Phù hợp với hầu hết các vị trí trong và ngoài của một ngôi nhà bao gồm: tường, trần, sàn nhà và đồ gỗ nội thất.
  • Màu sắc đa dạng: Sơn hiệu ứng bê tông có thể dễ dàng pha màu với hàng nghìn màu sắc khác nhau. Và khi kết hợp các màu với nhau trên 1 bề mặt, chúng ta lại có thêm rất nhiều lựa chọn về màu sắc.
  • Thân thiện với sức khỏe con người và môi trường: Với thành phần chính là bột đá vôi tự nhiên, sơn hiệu ứng bê tông có hàm lượng VOC thấp, an toàn với sức khỏe con người và môi trường.
  • Độ bền cao: Loại sơn này có độ bền cao, che phủ tốt, chống trầy xước, chịu được tác động của môi trường, và có độ bền từ 10 – 15 năm.
Sơn hiệu ứng bê tông là dòng sơn phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay nhờ những ưu điểm vượt trội
Sơn hiệu ứng bê tông là dòng sơn phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay nhờ những ưu điểm vượt trội

Nhược điểm:

  • Yêu cầu về kỹ thuật thi công: để đạt được thành phẩm hoàn thiện với chất lượng thẩm mỹ và độ bền cao, đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề cao.
  • Thời gian thi công kéo dài: so với sơn nước thông thường, thời gian thi công sơn hiệu ứng bê tông sẽ lâu hơn vì áp dụng nhiều lớp, công đoạn tạo hiệu ứng cần sự chi tiết, tỉ mỉ.

Ứng dụng của sơn hiệu ứng bê tông

Những năm gần đây, sơn hiệu ứng bê tông được ứng dụng rộng rãi trong nhiều không gian khác nhau: từ nhà ở, căn hộ, biệt thự, quán café, nhà hàng cho đến các văn phòng công ty, showroom. Trong mỗi không gian, nó đều mang đến một vẻ đẹp riêng biệt và đẳng cấp, tạo điểm nhấn ấn tượng.

Tính ứng dụng của sơn giả bê tông rất cao, có thể áp dụng cho đa dạng vị trí và bề mặt:

  • Thi công cho tường, trần, sàn
  • Dùng cho cả nội thất và ngoại thất
  • Thi công được trên cả bề mặt bột trét, MDF, thạch cao, vữa,…
Sơn hiệu ứng bê tông được sử dụng rộng rãi cho hầu hết mọi công trình
Sơn hiệu ứng bê tông được sử dụng rộng rãi cho hầu hết mọi công trình

Quy trình thi công sơn hiệu ứng bê tông

Bước 1: Xử lý bề mặt

  • Bề mặt cần được làm phẳng bằng bột bả và sơn lót kháng kiềm hoặc sử dụng keo bả tường làm phẳng mà không cần sơn lót.

Bước 2: Sơn hiệu ứng bê tông

  • Sử dụng bay trét chuyên dụng để tạo hiệu ứng, thi công 2 – 3 lớp tùy theo độ phẳng bề mặt và hiệu ứng bê tông.

Bước 3: Xả nhám bề mặt

  • Dùng nhám mịn xả nhẹ các vết bay trét để tạo bề mặt phẳng, mịn.

Bước 4: Sơn lớp bảo vệ bề mặt

  • Lớp sơn này giúp bảo vệ bề mặt, giữ độ bền màu và có chức năng chống thấm.

Những lưu ý trong quá trình thi công

Bên cạnh việc yêu cầu tay nghề, kỹ thuật của người thợ, trong quá trình thi công sơn hiệu ứng bê tông, cần lưu ý 1 số điểm dưới đây, để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Khuấy thật kỹ sơn trước khi thi công để màu sắc đồng nhất.
  • Các lớp sơn cần khô hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo. Tham khảo thời gian khô từ thông số sản phẩm của nhà sản xuất.
  • Nên làm thử mẫu sơn thực tế tại dự án do màu sắc và hiệu ứng có thể thay đổi một chút khi thi công trên các bề mặt khác nhau.

Sơn hiệu ứng bê tông góp phần tạo nên vẻ đẹp đầy phong cách cho căn hộ

Xem thêm: Keo bả là gì? Những lợi ích vượt trội của keo bả so với bột bả

Để lại một bình luận