Với vẻ đẹp mang hơi thở tự nhiên, vữa hiệu ứng đang ngày càng được ưa chuộng trong các thiết kế nội ngoại thất hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh giá trị thẩm mỹ, không ít người vẫn còn băn khoăn liệu bề mặt vữa hiệu ứng có dễ bám bụi hay không, và nếu bị bám bụi thì phải vệ sinh như thế nào để đảm bảo độ bền cũng như giữ được vẻ đẹp nguyên bản?
Tại sao nhiều người nghĩ bề mặt vữa hiệu ứng dễ bị bám bụi
So với các sản phẩm sơn hiệu ứng thông thường, vữa hiệu ứng có bề mặt đặc trưng với các chi tiết vân nhẹ, rãnh nhỏ hoặc hiệu ứng bề mặt như đường kẻ, gợn sóng, vân đá xẻ… Chính yếu tố tạo hình này khiến nhiều người lầm tưởng rằng bụi bẩn sẽ dễ tích tụ, bám lại trong các khe vân, đặc biệt khi được sử dụng ở những khu vực có nhiều bụi mịn trong không khí.
Tuy nhiên, thực tế vữa hiệu ứng stucco được cấu thành từ những thành phần chủ yếu như xi măng, đá vôi, silica và keo kết dính đặc biệt. Sau khi hoàn thiện, bề mặt sẽ trở nên chắc chắn, liền mạch và có khả năng kháng bụi tương đối tốt. Bên cạnh đó, vật liệu này còn có khả năng chống rêu mốc, chống thấm nhẹ và thích nghi với thời tiết, nên các lớp bụi nếu có bám vào cũng chỉ ở mức nhẹ, khô, không thấm sâu hay để lại vết bẩn cứng đầu như nhiều người lo ngại.
Tất nhiên, với những công trình ngoại thất sử dụng vữa hiệu ứng, thì chắc chắn không tránh khỏi việc bề mặt bị bám bụi, nhưng bạn cũng đừng lo vì bề mặt vữa hiệu ứng rất dễ vệ sinh.
Xem thêm: Tổng hợp dụng cụ thi công vữa hiệu ứng – bí quyết thi công đẹp & chuyên nghiệp
Cách vệ sinh bề mặt vữa hiệu ứng khi bị bám bụi
Với tính chất không quá “nhạy cảm” với bụi bẩn, việc vệ sinh bề mặt vữa hiệu ứng thực tế lại đơn giản hơn nhiều người nghĩ. Đối với các bức tường nội thất, bạn chỉ cần duy trì thói quen làm sạch định kỳ bằng khăn mềm hoặc chổi lông gà để quét nhẹ lớp bụi trên bề mặt. Với những vết bụi lâu ngày hoặc bám dày hơn, chỉ cần sử dụng khăn mềm thấm nước sạch hoặc nước xà phòng pha loãng, lau nhẹ và sau đó lau lại bằng nước sạch là đã đủ giúp bề mặt trở lại như mới.

Trong trường hợp sử dụng cho các mảng tường ngoại thất, nơi tiếp xúc thường xuyên với bụi mịn và mưa gió, bạn có thể sử dụng máy xịt nước áp lực thấp (dưới 600 psi) để xịt rửa nhẹ nhàng định kỳ mỗi 6 tháng. Việc này không chỉ giúp làm sạch lớp bụi bám mà còn duy trì độ bền của lớp vữa theo thời gian.
Một điểm cần lưu ý quan trọng là tuyệt đối không nên sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh, dung môi công nghiệp hoặc chất tẩy có tính acid. Cũng không nên dùng bàn chải cứng, vật sắc nhọn để chà xát vì sẽ làm trầy xước bề mặt, ảnh hưởng đến kết cấu và vẻ đẹp của lớp hiệu ứng.
Khi được vệ sinh đúng cách và đều đặn, bề mặt vữa hiệu ứng stucco sẽ luôn giữ được nét thẩm mỹ ban đầu, đồng thời tăng tuổi thọ cho công trình. Đây chính là lý do vì sao dòng vật liệu này không chỉ đẹp mà còn rất đáng tin cậy trong việc sử dụng lâu dài cho cả nội thất lẫn ngoại thất.
Tìm hiểu thêm:
Chi phí thi công hoàn thiện vữa hiệu ứng – cập nhật mới nhất 2025
Quy trình thi công vữa hiệu ứng Stucco: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z