Khi xây dựng hay cải tạo một công trình, việc lựa chọn vật liệu ốp lát đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tính thẩm mỹ, độ bền và chi phí. Trong đó, một trong những lựa lựa chọn phổ biến hiện nay là đá tự nhiên và sơn đá. Cả hai vật liệu này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, và bài viết này sẽ giúp bạn so sánh chi tiết để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Đặc điểm của sơn đá và đá tự nhiên
Đá Tự Nhiên: Đá tự nhiên được khai thác trực tiếp từ các mỏ đá, sau đó được cắt và định hình theo kích thước mong muốn để phù hợp với bề mặt và kiến trúc công trình. Đá tự nhiên mang đến vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng và độc đáo, tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho công trình.
Sơn Đá: Sơn đá là sản phẩm bao gồm các thành phần từ hạt đá tự nhiên hoặc hạt Poly màu, mô phỏng chân thật các loại đá tự nhiên. Sơn đá có thể chia thành nhiều loại khác nhau như sơn đá tự nhiên và sơn đá hoa cương. Loại sơn này mang đến sự linh hoạt trong thi công và có thể tạo ra nhiều mẫu mã khác nhau, phù hợp với các yêu cầu thẩm mỹ khác nhau.
So sánh giữa sơn đá và đá tự nhiên
Về chi phí:
- Đá tự nhiên: Giá thành của đá tự nhiên thường khá cao, khoảng 2.000.000 VNĐ/m², do quá trình khai thác, vận chuyển và gia công đòi hỏi nhiều công sức và chi phí.
- Sơn đá: Sơn đá có chi phí thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 500.000 VNĐ/m², là lựa chọn kinh tế hơn cho các công trình cần tiết kiệm chi phí.
Về tiến độ thi công:
- Đá tự nhiên: Quá trình thi công đá tự nhiên thường mất nhiều thời gian hơn do đá phải được cắt, ghép và xử lý cẩn thận.
- Sơn đá: Việc thi công sơn đá đơn giản và nhanh chóng hơn, chỉ cần sử dụng dụng cụ phun sơn chuyên dụng, tiết kiệm thời gian và nhân công.
Khối lượng:
- Đá tự nhiên: Đá tự nhiên có khối lượng rất nặng, từ 75-85kg/m², điều này có thể ảnh hưởng đến kết cấu công trình nếu không được tính toán kỹ lưỡng.
- Sơn đá: Với trọng lượng nhẹ chỉ khoảng 3-5kg/m², sơn đá không gây áp lực lên kết cấu công trình, phù hợp với nhiều loại bề mặt.
Tính an toàn:
- Đá tự nhiên: Có nhiều trường hợp các phiến đá tự nhiên bị rơi trong quá trình thi công hoặc sau một thời gian khi công trình xuống cấp, gây ra nguy hiểm cho người sử dụng.
- Sơn đá: Sơn đá không bị rơi rớt, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Thi công:
- Đá tự nhiên: Khó thi công với những chi tiết nhỏ hoặc hoa văn phức tạp do đá tự nhiên có độ cứng cao.
- Sơn đá: Dễ dàng thi công trên các bề mặt có hoa văn phức tạp hoặc chi tiết nhỏ, tạo nên sự tinh tế và độc đáo cho công trình.
Độ bền:
- Đá tự nhiên: Đá tự nhiên có độ bền cao, có thể kéo dài hàng chục đến hàng trăm năm mà không bị nấm mốc, dễ dàng chùi rửa vệ sinh.
- Sơn đá: Độ bền của sơn đá thường vào khoảng 10 năm, sau đó có thể cần phải bảo dưỡng hoặc sơn lại.
Tính thẩm mỹ sau khi hoàn thiện:
- Đá tự nhiên: Đá tự nhiên mang lại vẻ đẹp sang trọng, độc đáo, mỗi phiến đá có màu sắc và vân đá riêng biệt, không trùng lặp.
- Sơn đá: Mặc dù sơn đá có bề mặt đồng đều trên diện tích lớn, vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao nhưng không thể đạt được sự độc đáo và khác biệt như đá tự nhiên.
Xem thêm: Giá sơn đá có đắt hơn so với sơn nước