Skip to content Skip to footer

Thi công sơn hiệu ứng có khác gì so với sơn nước?

Sơn hiệu ứng mang đến những bức tường độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng cho không gian. Vậy nên, quá trình thi công sơn hiệu ứng khác biệt rõ rệt so với sơn nước, từ công tác chuẩn bị đến kỹ thuật thực hiện.

Quy trình thi công sơn hiệu ứng

Để tạo được bề mặt hiệu ứng vừa đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ và có độ bền cao, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kinh nghiệm và tính sáng tạo từ người thợ thi công từ khâu chuẩn bị đến kỹ thuật thi công:

  • Chuẩn bị bề mặt: Tương tự như sơn nước, sơn hiệu ứng cũng yêu cầu bề mặt tường phải được làm sạch, phẳng và không có bụi bẩn hay dầu mỡ. Tuy nhiên, việc chuẩn bị bề mặt cho sơn hiệu ứng cần kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính thẩm mỹ cho lớp sơn sau cùng.
  • Sơn lót: Lớp sơn lót không chỉ giúp tăng độ bám dính cho lớp sơn hiệu ứng mà còn tạo nền màu đồng đều, hỗ trợ các hiệu ứng về màu sắc và họa tiết.
  • Tạo hiệu ứng: Đây là bước quan trọng nhất, đòi hỏi tay nghề và sự khéo léo của thợ. Các họa tiết, vân màu được tạo ra bằng các dụng cụ chuyên dụng như bay, cọ tạo vân, hoặc con lăn đặc biệt. Mỗi loại hiệu ứng sẽ yêu cầu kỹ thuật riêng, như hiệu ứng vân xước – Mang lại cảm giác mộc mạc, tự nhiên; hiệu ứng ánh kim – thể hiện sự sang trọng, cao cấp; hiệu ứng bê tông tạo nét mạnh mẽ, công nghiệp.
  • Hoàn thiện: Sau khi tạo hiệu ứng, bề mặt cần được bảo vệ bằng lớp phủ bảo vệ (topcoat) để đảm bảo độ bền và khả năng chống bám bẩn.

Khác biệt giữa sơn hiệu ứng và sơn nước

Nếu như bề mặt sơn thường là bề mặt đơn sắc, thì bề mặt sơn hiệu ứng rất đa dạng, mỗi bức tường là một bức tranh nghệ thuật không giống nhau. Đó là bởi, hiệu ứng bề mặt của sơn hiệu ứng, phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố:

  • Công cụ thi công: Trong khi sơn nước chỉ cần các dụng cụ cơ bản như con lăn hoặc chổi sơn, sơn hiệu ứng đòi hỏi nhiều dụng cụ đặc biệt như bay tạo vân, cọ chuyên dụng, bọt biển, hoặc thậm chí dụng cụ tự chế.
  • Kỹ thuật: Sơn hiệu ứng không chỉ là việc phủ đều lớp sơn mà còn là quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tay nghề, cảm nhận thẩm mỹ và kỹ thuật của người thợ quyết định chất lượng và vẻ đẹp của bức tường.
  • Thời gian thi công hoàn thiện: Sơn hiệu ứng thường mất nhiều thời gian hơn do phải thực hiện nhiều bước và cần chờ lớp sơn khô để tiếp tục tạo hiệu ứng.
  • Chi phí: Do tính phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí thi công sơn hiệu ứng thường cao hơn so với sơn nước. Điều này bao gồm cả chi phí vật liệu và nhân công.

Xem thêm: Sơn hiệu ứng có thể thi công trên những bề mặt nào?

Nghề sơn hiệu ứng: Sự kết hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật

Thi công sơn hiệu ứng không chỉ là một nghề mà còn là một nghệ thuật. Không có công thức chung nào cho một bức tường đẹp; tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận thẩm mỹ và sự sáng tạo của người thợ. Do đó, thu nhập của thợ sơn hiệu ứng thường cao hơn so với thợ sơn nước thông thường.

Sơn hiệu ứng mang đến chiều sâu và giá trị thẩm mỹ độc đáo cho không gian. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai mong muốn sự khác biệt và phong cách trong thiết kế nội thất.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công sơn hiệu ứng kinh nghiệm, uy tín tại Việt Nam, hãy liên hệ với TexaCoat. Chúng tôi sở hữu:

  • Đội ngũ thợ sơn hơn 10 năm kinh nghiệm.
  • Thi công mọi công trình lớn nhỏ với chất lượng cao.
  • Cung cấp đa dạng các sản phẩm sơn hiệu ứng với hơn 150 mã sản phẩm.
  • Là đối tác được nhiều chủ đầu tư lớn trong nước lựa chọn như Sun Group, VinGroup, Viettel, Cục Viễn Thông, Danko, Đất Xanh Miền Trung,…

Xem thêm: Top 5 công ty sơn hiệu ứng nổi tiếng nhất Việt Nam

 

Để lại một bình luận